Bạn có biết chúng ta được chia thành 3 tạng người, bao gồm người dễ béo, ăn hoài không béo và người có cơ thể khỏe khoắn do khả năng chuyển hóa năng lượng của mỗi dạng người là khác nhau. Duy trì cân nặng hợp lý, dáng chuẩn là mơ ước của nhiều người nhưng số đông chúng ta lại thuộc nhóm thừa cân hoặc nhóm thiếu cân. “Chỉ cần hít thở thôi cũng mập” là câu nói dành cho những bạn dù có nhịn ăn vẫn tăng cân, ăn ít vẫn béo.
Vậy nguyên nhân gây ra nỗi đau đầu và phiền toái của những cô nàng quá cỡ là gì. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Anh Khuê Beauty Clinic nhé!
Cơ địa người “hít không khí cũng mập”
Đây là những người có cơ thể ít chuyển hóa năng lượng và rất dễ hình thành mỡ. Vì vậy bạn hãy hạn chế các thức ăn nhiều calo, tinh bột và chất béo. Nếu bạn lười tập luyện thể thao thì hãy áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh như low – carb để kiểm soát được lượng calo cơ thể nạp vào.
Đặc biệt, hãy từ bỏ các bài tập bụng đơn giản hằng ngày. Nếu bạn là tạng người dễ mập hãy áp dụng các bài tập Cardio và tập gym. Vì cơ thể bạn chỉ có thể giảm mỡ toàn thân chứ không nên áp dụng một bài tập chỉ vào một nhóm cơ.
Top nguyên nhân khiến ăn ít cũng béo
Gặp vấn đề ở nội tiết tố hay do gen di truyền
Nội tiết tố có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nếu trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn sẽ tăng cảm giác thèm ăn, làm cho bạn khó kiểm soát về cân nặng.
Có nhiều cơ địa khả năng hấp thụ chất béo tốt hơn trao đổi chất, làm cho bạn ăn ít vẫn tăng cân. Bởi vì trao đổi chất trong cơ thể chậm, tích lũy mỡ thừa, dư calo, thiếu đi năng lượng để bạn có thể hoạt động. Điều này khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, dù ăn ít nhưng vẫn gặp vấn đề tăng cân.
Những người sinh ra đã nhanh chóng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng có tích trữ dưới dạng mỡ, một số thì ngược lại chậm chuyển hóa dễ tích trữ mỡ. Những người chuyển hóa nhanh, có khối cơ lớn thì cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động. Nên họ ăn nhiều mà không tăng cân.
Chọn lựa thực phẩm sai
Để kiểm soát cân nặng bạn cần nạp vào cơ thể những thực phẩm ít calo. Dù cho có ăn ít hơn so với thông thường, mà vẫn tăng cân thì cho thấy bạn đã không cắt giảm calo đúng. Việc cân nặng được kiểm soát từ giảm calo, nhưng lại không hiệu quả tốt nếu calo nạp vào cơ thể mỗi ngày là không đúng.
Những thực phẩm đóng hộp, chiên, bán sẵn,… không giúp giảm cân, có thể làm tăng cân luôn á. Chứa nhiều cholesterol, hơn nữa dinh dưỡng không cao làm cho bạn nhanh đói, thèm ăn.
Ăn ít vẫn tăng cân do lười vận động
Đây là trường hợp nhiều người gặp phải. Dù cho ăn ít mà không chịu vận động thì đừng hỏi tại lại vẫn béo nhé. Chế độ ăn uống chỉ chiếm 70% cho sự thành công giảm cân, kiểm soát cân nặng nhưng bên cạnh đó bạn cần tập thể dục để tiêu hao calo, năng lượng dư thừa tích mỡ thừa. Giữa ăn uống và vận động là hai sự việc không tách rời, dù bạn không giảm cân thì vẫn tập thể dục để tăng sức khỏe.
Do stress
Ngủ đủ giấc, có lối sống lành mạnh rất quan trọng trong phục hồi sức khỏe, giúp cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, ảnh hưởng cân nặng. Nếu bạn gặp vấn đề ăn ít vẫn tăng cân thì coi lại bạn ngủ có đủ giấc hay ngon không. Thiếu ngủ, làm việc quá sức, áp lực quá lâu sẽ làm cho hormone leptin sẽ giảm và hormone ghrelin gia tăng làm bạn muốn ăn để giải tỏa. Mà nếu bạn ăn nhiều sau một đêm thiếu ngủ mà không vận động làm cân nặng tăng lên.
Ăn quá ít so với khẩu phần tiêu chuẩn
Mỗi người đều có một thể trạng và mức độ thực phẩm cần bổ sung trong ngày khác nhau, đây thực ra lại là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn ăn ít vẫn tăng cân. Nếu ăn quá ít so với khẩu phần tiêu chuẩn trong thời gian dài thì cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế bảo vệ, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ bằng cách hạ nhịp tim và làm giảm tuần hoàn máu, và đặc biệt là tăng khả năng tích trữ mỡ.
Khi bước vào quá trình giảm cân, lượng đồ ăn nạp vào quá ít khiến đến cơ thể thể thao vùng năng lượng và ưu tiên tích mỡ. Cân nặng lúc này không những không giảm mà còn tăng lên so với trước khi áp dụng biện pháp ăn ít.
Tăng cân do rối loạn giấc ngủ
Ngủ không đủ giấc một trong những nguyên nhân lý giải tại sao ăn ít mà vẫn tăng cân. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoạt chất nhằm bài tiết và đào thải độc tố, đồng thời hỗ trợ giảm bớt cân nặng như cortisol, ghrelin, leptin, insulin,…Nếu ngủ ít đi đồng nghĩa với việc các hóa chất này không được bổ sung, dẫn tới cân nặng không giảm.
Thiếu ngủ còn làm tăng hormone ghrelin, gây ra cảm giác đói thèm ăn, tăng nguy cơ tăng cân, gây rối loạn trao đổi chất cũng như các vấn đề về tuần hoàn, về lâu dài gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác chứ không chỉ là ăn ít vẫn tăng cân như bạn vẫn lo lắng.
Ăn không đúng giờ
Ta thường được khuyên rằng nên ăn uống đúng giờ, ăn đúng bữa để quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể diễn ra ổn định. Nếu bạn có thói quen ăn uống không đúng bữa, ăn vào bất kỳ khoảng thời gian nào thấy đói thì sẽ ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể.
Đồng thời cũng dẫn đến việc các bữa ăn khác bị kéo dài về đêm, khiến cho năng lượng nạp vào chuyển sang trạng thái dự trữ chứ không được chuyển hóa. Đây là một trong những lý do khiến cho bạn mặc dù đã ăn ít nhưng vẫn tăng cân đều đặn.
Ăn quá nhiều chất đạm
Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng cường bổ sung protein trong các bữa ăn để hỗ trợ giảm cân. Nhận định này đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, cơ thể con người hoạt động theo cơ chế tự cân bằng. Khi một chất nào được hấp thụ quá nhiều thì chúng sẽ được chuyển đổi thành những chất khác.
Một chế độ ăn giàu protein tốt cho quá trình giảm cân là vì chất này mang lại cảm giác no lâu và hỗ trợ xây dựng cơ bắp giúp đẩy nhanh tốc độ giảm cân. Tuy nhiên, nếu lượng protein vượt quá mức cần thiết thì lượng dư thừa này sẽ được loại bỏ một phần và tích trữ phần lớn trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa. Đó chính là lý do vì sao nhiều bạn cho rằng bản thân ăn ít chất béo và tinh bột nhưng cân nặng vẫn tăng. Lúc này, nên đánh giá lại chế độ dinh dưỡng xem có chứa quá nhiều chất đạm không để có kế hoạch cắt giảm phù hợp.
Chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn chất béo
Đây là sai lầm nhiều người gặp phải khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Bởi vì, có những loại chất béo có lợi không chỉ không tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, mà còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tim mạch. Chẳng hạn như các loại chất béo không no từ cá hồi, quả bơ, các loại hạt,… hỗ trợ quá trình chuyển hóa giúp quá trình giảm cân thuận lợi hơn.
Mặt khác, việc loại bỏ hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn thậm chí còn gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi thiếu chất béo, nhiều loại vitamin quan trọng không được hấp thụ sẽ làm cho cơ thể trở nên ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể mới được đảm bảo. Những vấn đề như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón,… nếu không được điều trị đúng cách thì ảnh hưởng không chỉ đến trải nghiệm cuộc sống, mà còn cản trở quá trình giảm cân của bạn. Bởi vì, quá trình tiêu hóa bị cản trở khiến cho cơ thể tích lượng mỡ thừa nhiều hơn.
Tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi, tình trạng ăn ít vẫn tăng cân không phải do bản thân bạn mà xuất phát từ yếu tố bên ngoài chẳng hạn như quá trình điều trị bệnh. Chẳng hạn như nhiều trường hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần,… đều tăng cân sau một thời gian điều trị.
Trong trường hợp nghi ngờ việc tăng cân là hệ quả của quá trình uống thuốc, bạn đừng ngần ngại mà không trao đổi với bác sĩ. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp hơn.
Cách cải thiện tình trạng ăn ít vẫn tăng cân
- Sau khi nắm rõ lý do vì sao ăn ít vẫn tăng cân, bạn sẽ có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này. Sau đây là những gợi ý dành cho bạn:
- Điều chỉnh chế độ ăn một cách hợp lý để kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, ngăn ngừa tích lũy mỡ thừa bằng các loại thực phẩm lành mạnh.
- Ăn chậm, nhai kỹ cũng là một cách để bạn ăn ít đi, giảm cân rõ ràng hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Duy trì cảm giác no lâu cũng như hạn chế những cơn thèm ăn xuất hiện.
- Cố gắng uống nhiều nước hơn để kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện để đốt cháy mỡ thừa và giảm thèm ăn. Uống nước cũng giúp bạn tỉnh táo, ít bị mệt mỏi khi thực hiện các chế độ ăn kiêng.
- Chú trọng việc tập luyện thể chất cũng như xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giúp xây dựng nhiều cơ bắp để tiêu hao được nhiều năng lượng thừa hơn. Thích hợp với những người mong muốn ăn ít đi nhưng vẫn muốn giảm cân nhanh.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ ăn vặt bởi chúng có chứa quá nhiều đường. Đây là điều cần thiết nếu bạn muốn duy trì một chế độ ăn ít mà vẫn giảm được cân nặng.
- Sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân, phụ trợ tăng cường sức khỏe và giảm hấp thụ chất béo. Tuy nhiên cần phải sử dụng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.