Điểm mặt 6 tác dụng phụ của kem chống nắng nếu dùng sai cách, bạn đã biết chưa?

Bên cạnh khả năng bảo vệ tối ưu làn da dưới ánh nắng mặt trời, kem chống nắng cũng có thể gây hại cho da như gây mụn, kích ứng hoặc thậm chí viêm da nếu sử dụng sai cách. 

Vậy tác hại của kem chống nắng là gì? Bài viết sau từ Anh Khuê Beauty Clinic sẽ giúp bạn hiểu hơn về “mặt trái” của kem chống nắng nếu sử dụng không đúng.

Lợi ích khi dùng kem chống nắng

Bảo vệ da khỏi tình trạng cháy nắng

Làn da tiếp xúc nhiều với tia UV sẽ xuất hiện triệu chứng bỏng rát, khó chịu, bong tróc,… Khi này da đã bị cháy nắng, không chỉ khiến da lão hóa nhanh mà còn tăng nguy cơ ung thư da.

Kem chống nắng như “hàng rào” bảo vệ da tránh các nguy cơ từ tia UV, bụi bẩn, vi khuẩn
Kem chống nắng như “hàng rào” bảo vệ da tránh các nguy cơ từ tia UV, bụi bẩn, vi khuẩn

Giúp da đều màu

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên bạn sẽ thấy làn da đều màu hơn, những vùng da tối màu cải thiện độ tươi sáng và tổng thể làn da sáng khỏe hơn.

Giảm nguy cơ ung thư da

Ánh nắng mặt trời, cụ thể là tia UVA và UVB làm tăng sinh Melanin dưới da, từ đó gia tăng nguy cơ ung thư da rất nguy hiểm. Do đó bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả SPF và PA để chống lại được cả 2 loại tia UV.

Ngừa lão hóa

Tia UV đi xuyên qua da và phá hủy cấu trúc collagen tự nhiên, từ đó làm da nhanh nám sạm, chảy xệ và nếp nhăn nhiều hơn. Nếu bạn muốn da tươi trẻ dài lâu, hãy đầu tư ngay một sản phẩm kem chống nắng trong chu trình dưỡng da hàng ngày.

Kem chống nắng có gây hại không?

Phản ứng dị ứng

Nhiều người gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm phát ban và ngứa da khi thoa kem chống nắng. Điều này có thể là do các hóa chất trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản gây ra.

Giải pháp: Chọn loại kem có thành phần không gây kích ứng với làn da của bạn hoặc chọn loại không chứa PABA là hóa chất phổ biến trong kem chống nắng nhưng dễ gây dị ứng với làn da nhạy cảm.

Khiến da nổi nhiều mụn

Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, một số hóa chất trong kem chống nắng có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Kem chống nắng khiến lỗ chân lông bị bít tắc và sinh ra vi khuẩn gây mụn
Kem chống nắng khiến lỗ chân lông bị bít tắc và sinh ra vi khuẩn gây mụn

Giải pháp: Hãy chọn kem chống nắng không gây mụn và không chứa dầu. Chọn loại kem phù hợp nhất với làn da của bạn. Tránh sử dụng kem chống nắng toàn thân cho da mặt vì chúng quá nặng.

Gây kích ứng vùng da mỏng yếu quanh mắt

Khi kem chống nắng dính vào mắt, chúng có thể gây đau và kích ứng. Mắt sẽ bị bỏng rát và nhạy cảm với ánh sáng.

Giải pháp: Nếu kem chống nắng dính vào mặt, bạn hãy dùng nước sạch hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt. Bạn có thể đặt một miếng vải ướt lên mắt để giảm đau. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Dùng kem chống nắng bị đổ dầu

Vào mùa hè, da dầu thường tiết nhiều dầu hơn do nhiệt độ cao. Kem chống nắng không hẳn là nguyên nhân chính của vấn đề này, dù vậy kem chống nắng cũng như sản phẩm quá dày sẽ khiến da có cảm giác nhờn dính, bí bách khó chịu.

Giải pháp: Chọn lựa các sản phẩm chống nắng nói riêng và mỹ phẩm nói chung có kết cấu mỏng nhẹ phù hợp với đặc điểm làn da hỗn hợp/da dầu.

Gây mủ trong nang lông

Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp xảy ra. Tuy nhiên, thường không phải do kem chống nắng chất lượng mà là do việc sử dụng kem chống nắng pha trộn hóa chất độc hại, hàng giả…

Giải pháp: Chọn kem chống nắng có thương hiệu uy tín, tránh mua phải hàng giả giá rẻ kém chất lượng.

Khô da

Kem chống nắng thường có sẵn ở nhiều dạng như gel, nước thơm, thuốc xịt, thuốc mỡ, kem và sáp. Một số loại kem chống nắng có thể khiến da bị căng hoặc khô và có thể gây đau ở những vùng có nhiều lông.

Nếu sau khi thoa kem chống nắng xong da vẫn khô căng, thậm chí có hiện tượng bong tróc thì điều này chứng tỏ bạn chưa cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da. Kể cả trường hợp dùng kem chống nắng bị ngứa cũng là báo động của làn da không đủ nước.

Kem chống nắng và các bước chăm da khác không cung cấp đủ ẩm khiến da khô hơn, thậm chí bong tróc
Kem chống nắng và các bước chăm da khác không cung cấp đủ ẩm khiến da khô hơn, thậm chí bong tróc

Giải pháp: Hãy chọn loại kem chống nắng phù hợp cho vùng da. Ví dụ như dạng gel phù hợp với vùng có nhiều lông như ngực nam giới. Thoa một lớp kem dưỡng trước khi thoa kem chống nắng hoặc sử dụng kem dưỡng chống nắng. Nếu vẫn xảy ra hiện tượng trên, bạn có thể tăng cường dưỡng ẩm với những thành phần như Hyaluronic Acid, Ceramides, Glycerin,…

Những sai lầm khi dùng kem chống nắng gây nguy hại cho da

Đợi đến khi ra ngoài mới bôi kem chống nắng

Nếu bạn thường xuyên quên hoặc vì lý do nào đó nên chỉ bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời thì bạn đang mắc sai lầm.

Bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên và bôi trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và phát huy tác dụng.

Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài

Có lẽ bạn chưa biết, tia UV có thể xuyên qua quần áo và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau. Vì thế, bạn cần bôi kem chống nắng toàn bộ cơ thể. Nếu bạn chỉ bôi phần da lộ ra ngoài, nguy cơ ung thư da vẫn luôn đeo bám bạn.

Không bôi kem chống nắng cho môi

Môi cũng giống như các phần da khác, thường dễ bị tổn thương bởi tia cực tím. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng cho cả đôi môi. Bạn có thể chọn một cây son dưỡng có SPF, chất kem sẽ tồn tại lâu trên môi tạo ra màng lá chắn bảo vệ da. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng lượng son nhiều hơn so với kem chống nắng vì khi ăn uống, giao tiếp, son dưỡng sẽ nhanh bị trôi.

Không chú ý tới các thành phần trong kem chống nắng

Bạn cần đảm bảo loại kem chống nắng mình lựa chọn phù hợp với làn da và hoàn cảnh sử dụng. Một số người có tuyến da nhờn, ra mồ hôi nhiều cần bôi chống nắng 2 tiếng/lần.

Hoặc đối với các trường hợp đi bơi, bạn nên bôi hai lớp chống nắng để bảo vệ an toàn cho da.

Nên sử dụng các loại kem bổ sung thành phần chống thấm nước để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

Dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt

Kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng toàn thân có thành phần khác nhau nên bạn không thể sử dụng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt. Da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể, vì vậy kem chống nắng cho mặt thường ít gây kích ứng và không làm tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang bị mụn hoặc da nhạy cảm, tránh các loại kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt.

Chỉ nắng mới dùng kem chống nắng

Mặc dù không có ánh nắng vào những ngày râm mát nhưng 80% tia cực tím vẫn xuyên qua mây và có thể tấn công cơ thể bạn. Vì vậy, dù ngày râm mát bạn cũng nên bôi kem chống nắng thường xuyên.

Không sử dụng đủ lượng cần thiết

Nhiều người chỉ bôi một lượng kem chống nắng như những loại kem dưỡng khác nên không đủ lượng kem để chống nắng. Vì vậy, dùng quá ít kem chống nắng sẽ khiến việc chống nắng trở nên vô nghĩa.

Để kem chống nắng phát huy tối đa chỉ số SPF khi bôi toàn bộ cơ thể cần dung tích bằng một chiếc ly nhỏ. Còn với các loại chống nắng dạng xịt thì tối thiểu phải phủ ít nhất 2 lớp kem liên tiếp trên da mới đảm bảo công dụng của chúng.

    Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *