Tìm hiểu về chứng tăng sắc tố da sau viêm và biện pháp điều trị

Khi melanin tăng quá mức hoặc phân bố không đều trên da sau phản ứng viêm sẽ gây nên tình trạng tăng sắc tố da. Tuy tình trạng này không để lại sẹo nhưng mất nhiều thời gian để phục hồi.

Vậy dấu hiệu tăng sắc tố da sau viêm là gì và cách khắc phục sao cho hiệu quả? Hãy cùng Anh Khue Beauty Clinic tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tăng sắc tố sau viêm là gì?

Tăng sắc tố sau viêm xảy ra khi có sự tăng quá mức hoặc phân bố không đều của melanin trên da sau phản ứng viêm. Bất kỳ tác nhân nào gây tổn thương da hoặc khiến da bị kích ứng đều có thể gây ra hiện tượng này.

Việc tổn thương hoặc bị kích ứng da đều có thể gây sạm da và tăng sắc tố sau viêm. Nguyên nhân làm tăng sắc tố da sau viêm thường do tổn thương lớp thượng bì và/hoặc lớp bì kèm theo sự lắng đọng của hắc tố trong tế bào tại lớp sừng và/hoặc tại lớp bì. Phản ứng viêm ở thượng bì kích thích quá trình tổng hợp và di chuyển của hắc sắc tố. Nếu tổn thương tận lớp màng đáy tới lớp bì, hắc sắc tố sẽ bị đọng lại tại đó.

Tình trạng viêm da kéo dài và tái phát, gây tổn thương hàng rào thượng bì - trung bì sẽ làm tăng nguy cơ và mức độ nặng của tăng sắc tố da sau viêm
Tình trạng viêm da kéo dài và tái phát, gây tổn thương hàng rào thượng bì – trung bì sẽ làm tăng nguy cơ và mức độ nặng của tăng sắc tố da sau viêm

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da sau viêm chủ yếu do các kích thích ngoại sinh, sau khi thực hiện các thủ thuật da như mài mòn da, lột da hoặc dùng laser để trị liệu và hậu quả do các bệnh da gây ra khác nhau. Những vùng tăng sắc tố da có màu nâu đậm, xám, hơi xanh hoặc đen sạm.

  • Nguyên nhân nội sinh: Côn trùng cắn, mụn trứng cá thông thường, nhiễm trùng da, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, lichen phẳng, vảy nến,…
  • Nguyên nhân ngoại sinh: Chấn thương, bỏng da, điều trị bằng tia xạ không ion hóa, lăn kim, peel da, dùng laser điều trị, nhiễm độc do ánh sáng, dùng thuốc kháng sinh, kháng sốt rét, thuốc kháng ung thư…
  • Ánh nắng: Ánh nắng mặt trời sẽ kích thích làm tăng sản xuất sắc tố Melanin
  • Da tối màu: Các loại da đều có thể bị tăng sắc tố sau viêm nhưng người có da tối màu thường gặp hơn, nhất là khi viêm da gây tổn thương sâu xuống lớp bên dưới, khiến da bị đen sạm kéo dài rất lâu. 
  • Tình trạng viêm da kéo dài và tái phát, gây tổn thương hàng rào thượng bì – trung bì sẽ làm tăng nguy cơ và mức độ nặng của tăng sắc tố sau viêm.
  • Vùng da tổn thương liên tục bị ẩm ướt, cọ xát hoặc bị tróc mài sớm sẽ dễ bị tăng sắc tố sau viêm, thậm chí tình trạng có thể nặng và kéo dài hơn.

Cơ chế của tình trạng tăng sắc tố sau phản ứng viêm

  • Tình trạng viêm kích thích sản xuất và oxy hóa acid arachidonic, dẫn đến tăng sản xuất các chất gây viêm như cytokines, leukotrienes, chemokines, prostaglandins và các hóa chất trung gian gây viêm khác.
  • Các hóa chất trung gian gây viêm, làm kích thích tế bào melanocyte, làm tăng sắc tố melanin dưới da và tăng quá trình vận chuyển melanin lan ra xung quanh.
  • Quá trình viêm khiến lớp tế bào đáy ở thượng bì bị vỡ, phóng thích sắc tố melanin vào nhú ở trung bì. Đại thực bào tại đây sẽ thực bào và giải phóng ra melanin. 
  • Đại thực bào đi vào lớp thượng bì để thực bào melanosome, rồi trở lại trung bì. Sắc tố melanin có thể tồn tại trong đại thực bào tại đây trong nhiều năm.

Các biểu hiện của tăng sắc tố sau viêm

  • Dát tăng sắc tố xuất hiện ở vùng da đã lành sau khi đã bị tổn thương trước đó.
  • Các dát có màu sậm hơn so với các vùng da khác.
  • Tăng sắc tố da nông: Dát màu nâu, nâu đen hoặc đen, nhìn rõ dưới đèn Wood (một loại đèn trong chuyên ngành da liễu), có thể tự hết sau vài tháng đến vài năm.
  • Tăng sắc tố da sâu: Dát màu xám xanh, không nhìn rõ dưới đèn Wood, nếu không điều trị dát tăng sắc tố có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc tự mất đi sau một thời gian rất dài.

Một số loại tăng sắc tố da phổ biến như: 

  • Nám: Xảy ra do nội tiết tố thay đổi. Đây chính là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh. Nám thường gặp ở vùng da mặt và da bụng nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể. 
  • Sạm nắng: Nếu thường xuyên phải ra ngoài nắng nhưng lại không có biện pháp bảo vệ da hiệu quả, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sạm nắng. Cụ thể là những vùng da phải tiếp xúc trực tiếp với nắng sẽ xuất hiện những vết đốm, rất dễ nhận biết. 
  • Thâm mụn: Các đốm sắc tố gồm đốm nắng, đồi mồi, đốm gan… chính là hệ quả của việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Vùng da điển hình hay xuất hiện đốm nâu sắc tố là da mặt và da tay. Biểu hiện của chứng tăng sắc tố da chính là những đốm nâu này. Chúng thường xuất hiện khi bạn già đi với kích thước khoảng từ 0,2-2 cm với nhiều hình dạng bất thường cùng đường viền tối màu.
  • Tàn nhang

Một biểu hiện dễ thấy về tình trạng tăng sắc tố da chính là tàn nhang. Những vết tàn nhang xuất hiện không đồng đều và thường ở những người có làn da trắng khi không bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

Sắc tố melanin sản sinh nhiều hơn bình thường. Vậy nên, cách điều trị tận gốc ngăn ngừa tái phát là điều chỉnh nội tiết tố như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất béo omega 3, bổ sung vào thực hàng ngày nhiều trái cây, rau xanh. Ngoài ra, chị em có thể bổ sung cho cơ thể một số loại viên uống giúp cân bằng nội tiết tố.

Những vùng tăng sắc tố da có màu nâu đậm, xám, hơi xanh hoặc đen sạm
Những vùng tăng sắc tố da có màu nâu đậm, xám, hơi xanh hoặc đen sạm

Điều trị chứng tăng sắc tố sau viêm như thế nào?

  • Tùy vào từng trường hợp rối loạn sắc tố da và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp:
  • Cân bằng nội tiết tố: 
  • Nếu sự thay đổi nội tiết tố khiến làn da sạm màu hơn bình thường thì bạn cần điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố. Đây chính là cách điều trị bệnh tận gốc và mang lại hiệu quả lâu dài. Có thể điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và phù hợp, đặc biệt nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất béo omega 3, các loại rau và trái cây vào thực đơn. Bên cạnh đó, có thể bổ sung viên uống nội tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Sử dụng sản phẩm bôi đặc trị có tác dụng ức chế một số loại enzyme để hạn chế sự sản sinh sắc tố da quá mức. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm dựa theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng và không phù hợp với làn da của bạn. 
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ức chế sản sinh quá mức sắc tố da
  • Điều trị tăng sắc tố da với laser: Những chùm tia laser đơn sắc có thể phá hủy sắc tố da. Tuy nhiên, lưu ý nếu không thực hiện đúng cách có thể gây tổn thương da. Do đó, nên thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín. 
  • Liệu pháp ánh sáng điều trị tăng sắc tố melanin: Đây là phương pháp dùng ánh sáng có cường độ mạnh để chiếu vào da để cân bằng sắc tố da. 

Phương pháp phòng ngừa tăng sắc tố da

  • Thoa kem chống nắng và che chắn da trước từ 20-30 phút mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia UV, nguyên nhân chính gây tăng sắc tố. Dùng kem chống nắng với các vật dụng bảo vệ da như áo chống nắng, kính, bao tay… ngay cả những ngày âm u. Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao và dặm lại sau 2-3 tiếng đồng hồ.
Dùng những sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm không gây kích ứng có thể dẫn đến tăng sắc tố da
Dùng những sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm không gây kích ứng có thể dẫn đến tăng sắc tố da
  • Khi sử dụng mỹ phẩm cần cẩn trọng lựa chọn những sản phẩm chất lượng và phù hợp với làn da của mình.
  • Nếu có ý định sử dụng các loại thuốc tăng hoặc giảm sắc tố melanin cần nhờ đến sự tư vấn từ các chuyên gia. 
  • Nếu đang dùng thuốc điều trị mà thấy xuất hiện tình trạng tăng hay giảm sắc tố da thì cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí. 
  • Tránh căng thẳng kéo dài để hạn chế nguy cơ tăng sắc tố da quá mức. 

    Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *