Da bị vàng lông là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất báo động tình trạng hư da do sử dụng kem trộn chứa Corticoid trôi nổi trên thị trường. Da nhiễm Corticoid khiến da bị mài mòn, viêm nhiễm kéo dài, giãn mạch máu sâu bên trong da gây ra xung huyết, làm cho da đỏ và phát mụn li ti chi chít.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Anh Khuê Beauty Clinic tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phục hồi da bị nhiễm Corticoid nhé!
Hiểm họa hư da do sử dụng kem trộn chứa Corticoid
Kem trộn được sản xuất ở các cơ sở tự phát, từ bao bì, nhãn mác, thành phần đến công thức pha trộn đều không theo bất cứ quy chuẩn hay quy định nào từ cơ quan có thẩm quyền. Do đó, kem trộn không phải là sản phẩm chăm sóc da đạt chất lượng và được lưu hành chính thống trên thị trường mỹ phẩm. Tuy vậy, nhan nhản ở các phiên chợ, cửa hàng tạp hóa, mạng xã hội, chúng vẫn được bán với giá rất “hời”.
Kem trộn chứa nhiều thành phần không rõ nguồn gốc xuất xứ như vitamin E, cortibion, aspirin, becozyme,… và đặc biệt là Corticoid có khả năng cân bằng muối và nước trong cơ thể nhằm kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, vốn chỉ được sử dụng theo những chỉ định y khoa khắt khe
Việc để da tiếp xúc với lượng lớn hóa chất Corticoid lột tẩy mạnh trong thời gian dài có thể dẫn tới nhiều hiểm họa hư da, với biểu hiện rõ rệt nhất là lớp lông tơ trên da chuyển sang màu vàng nhạt.
Nguyên nhân là do phương pháp làm trắng bằng kem trộn chỉ mang tính “đánh lừa” thị giác, sử dụng cơ chế lột tẩy lớp sừng sẫm màu bên ngoài mà không phân biệt da hay lông. Hàm lượng Corticoid quá lớn khiến hoạt động sản xuất sắc tố ở lông bị rối loạn, dẫn tới hiện tượng lông chuyển vàng.
Trong khi đó, làn da phải tiếp xúc với lượng lớn Corticoid bị mất hẳn lớp sừng ngoài cùng, lộ da non tuy trắng sáng hơn nhưng rất mỏng yếu, dễ bắt nắng. Hiện tượng này không chỉ khiến da nhanh bị đen trở lại mà còn có nguy cơ cao bị ung thư da vì da hoàn toàn mất đi lớp màng đề kháng, không thể tự bảo vệ khỏi tác động của bức xạ mặt trời.
Ngoài ra, bong tróc, khô ráp, viêm nang lông … cũng là những vấn đề mà da phải đối mặt sau nhiều lần tiếp xúc với Corticoid. Vì thế, da bị vàng lông chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy quý khách đang sử dụng phương pháp làm trắng da chứa nhiều hóa chất Corticoid lột tẩy, báo động cần ngưng kịp thời để tránh các hiểm họa hư da.
Những biểu hiệu khác khi da bị nhiễm Corticoid
- Da khô căng, bong tróng kèm theo cảm giác ngứa châm chích khắp toàn mặt.
- Nền da mỏng, ửng đỏ, mao mạch giãn nở và lộ rõ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Mụn đẩy ồ ạt bao gồm tất cả các loại mụn: mụn ẩn, viêm, sần, mụn bọc, mụn mủ.
- Các mảng nám, tàn nhang xuất hiện lại và sậm màu hơn ban đầu.
- Vùng da sử dụng corticoid chuyển màu trắng bệch (mất sắc tố da) và lệch tone so với vùng da không sử dụng.
- Nặng hơn có thể dẫn đến hoại tử da, sưng phù và ứ nước.
- Da có thể mắc phải các bệnh khác như teo da, tăng tiết bã nhờn, viêm da mất nước, viêm da kích thích, viêm da giãn mạch, viêm da phồng rộp…
- Hàng rào bảo vệ da bị hủy hoại, làm giảm sức đề kháng của da, và nhanh chóng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, như tia UV từ ánh mặt trời, khói bụi, hóa chất…
Điều trị da nhiễm Corticoid an toàn, hiệu quả bằng công nghệ cao
Điều trị da nhiễm Corticoid bằng phương pháp lăn kim – peel da
Đối với tình trạng da nhiễm Corticoid kèm theo mụn, các bác sĩ da liễu thường chỉ định sử dụng hai phương pháp điều trị hiệu quả là lăn kim và peel da. Liệu trình của các phương pháp này có thể kéo dài khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng da nhiễm Corticoid. Đối với các trường hợp mức độ nhẹ, liệu trình có thể chỉ cần vài buổi. Tuy nhiên, với những ca nặng hơn, quá trình điều trị có thể kéo dài hơn, cần sự kiên trì và tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị da nhiễm corticoid bằng công nghệ ánh sáng IPL
Trong trường hợp da bị nhiễm Corticoid gây các loại mụn, các bác sĩ có thể áp dụng công nghệ ánh sáng cường độ cao IPL để điều trị.
Khi tác động lên da, dải ánh sáng sẽ xuyên qua các lớp da và tác động lên các vi khuẩn gây mụn, góp phần làm dịu tình trạng mụn viêm. Đồng thời, ánh sáng sinh học còn giúp làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, làm mờ các khuyết điểm da và khôi phục sự cân bằng tự nhiên của da.
Những lưu ý khi chăm sóc da nhiễm Corticoid
- Vệ sinh da mỗi ngày bằng nước sạch hoặc tẩy trang, sữa rửa mặt nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa menthol, camphor, sodium lauryl sulfate. Ngưng dùng nếu da có cảm giác châm chích, bỏng rát, khô, ngứa và bong vảy.
- Không dùng các chất có tính lột tẩy, làm se khít lỗ chân lông hoặc toner.
- Hạn chế trang điểm và ngừng thoa mỹ phẩm trong thời gian da đang bị nhiễm Corticoid. Trong trường hợp bắt buộc phải trang điểm, nên dùng các sản phẩm dạng lỏng, nhẹ, tránh các sản phẩm chống nước hoặc dạng đặc.
- Hạn chế chà xát, chạm tay vào vùng da đang bị viêm kích ứng.
- Tránh các yếu tố môi trường khắc nghiệt làm trầm trọng thêm tình trạng đỏ, kích ứng da như nắng nóng, khô lạnh, ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc…
- Hạn chế tối đa tác động của ánh nắng mặt trời lên da và thoa kem chống nắng, đội mũ rộng vành. Nên chọn các loại chống nắng có chỉ số SPF 30+, không chứa hương liệu và có các thành phần khoáng như kẽm oxide, titanium dioxide.
- Hạn chế stress vì có thể làm tình trạng phát ban mụn trứng cá do Corticoid nặng nề hơn.
- Kiểm tra lại các thuốc đang sử dụng vì tình trạng viêm da do corticoid có thể trở nên nặng nề hơn với biểu hiện gia tăng tình trạng đỏ da nếu sử dụng một số loại thuốc tim mạch, chống trầm cảm, đau nửa đầu, vitamin B3… Hãy trao đổi với Bác sĩ đang điều trị để có lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Không tự ý ngưng hoặc thêm bớt thuốc khi chưa được sự đồng ý của Bác sĩ.