Lão hoá da & giải pháp phòng chống lão hoá cho từng giai đoạn

Quá trình lão hóa da đi kèm với những thay đổi về cấu trúc tế bào da, xuất hiện nếp nhăn, giảm độ đàn hồi, lỏng lẻo và kết cấu thô ráp. 

Hiểu rõ các giai đoạn lão hóa sẽ giúp bạn ý thức được tầm quan trọng của việc chống lão hoá từ sớm cũng như lựa chọn phương pháp cải thiện lão hoá phù hợp cho từng giai đoạn.

Cùng Anh Khuê Beauty Clinic tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bên dưới nhé.

Lão hoá da là gì?

Lão hoá là sự biến đổi của nhiều lớp da, đặc biệt là ở lớp trung bì, nơi chứa các sợi collagenelastin giúp duy trì sự săn chắc và đàn hồi của da, quyết định khả năng phục hồi của da. 

Các sợi collagen và elastin tạo thành một mạng lưới giúp da căng bóng, đàn hồi và mềm mại. Nhưng khi bước vào giai đoạn lão hoá, sự tổng hợp Collagen và Elastin của da giảm đi 1% mỗi năm, dẫn đến sự mất tổ chức của các mô liên kết. Đồng thời, độ ẩm trong da bị thất thoát do glycosaminoglycan bị phân hủy.

Tất cả làm mất khả năng phục hồi của mô da, biểu hiện bằng các nếp nhăn tĩnh và nếp gấp động khi da không chịu nổi lực kéo từ các cơ. Đồng thời làm cho lớp trung bì bị teo lại, da mỏng và yếu đi đáng kể.

Ngoài ra, sự giảm dần về số lượng và chức năng của tế bào, bao gồm cả tế bào hắc tố và tế bào Langerhans cũng góp phần gây lão hoá da, đồng thời làm giảm các hormone tác động đến sinh lý da.

Lão hoá da theo độ tuổi

Theo thời gian, quá trình lão hoá tự nhiên của da sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn khác nhau, biểu hiện bằng những đặc điểm da khác biệt. Trong đó, các thông số về kích thước nếp nhăn trên da có mối tương quan chặt chẽ nhất với tuổi tác và ảnh hưởng rõ rệt nhất đến ngoại hình.

Giai đoạn âm thầm tích lũy (18 – 30 tuổi)

Biểu hiện bằng sự xuất hiện của các vết li ti khác màu da. Tuy các nếp nhăn và vết nám trên da ở mức thấp nhất so với các giai đoạn sau nhưng âm thầm tích lũy lại là giai đoạn then chốt cho sự hình thành và lan rộng các vết nám sau này.

Độ đàn hồi của da cao hơn đáng kể, số lượng mụn và tổn thương do mụn là cao nhất so với các giai đoạn còn lại. Hàm lượng melanin và độ bóng thấp hơn đáng kể, màu da nhạt và độ vàng ở mức tối thiểu. Sự tiết bã nhờn rất mạnh. 

Các nếp nhăn sẽ xuất hiện ở những vùng cơ thường xuyên cử động như trán, khóe miệng, đuôi mắt,...
Các nếp nhăn sẽ xuất hiện ở những vùng cơ thường xuyên cử động như trán, khóe miệng, đuôi mắt,…

Về tổng thể, phụ nữ trong thời kỳ ủ bệnh có làn da hoạt động tốt nhất nhưng có thể phải đối mặt với các vấn đề về da như mụn trứng cá, cháy nắng, suy yếu hàng rào bảo vệ da và tiết nhiều dầu. 

Giai đoạn xuất hiện lão hoá (31 – 42 tuổi)

Kết cấu da dần xấu đi, độ nhám cao hơn đáng kể, mụn có thể giảm đi nhưng tổn thương do mụn khó hồi phục hơn, đốm nâu, tàn nhang và vết nám nhiều hơn đáng kể so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, da ít vết đồi mồi, ít vàng hơn, nước da sáng hơn so với hai giai đoạn sau.

Phụ nữ trong giai đoạn này có thể phải đối mặt với các vấn đề như da thô ráp, nổi mụn, nhiều đốm nâu và suy yếu hàng rào bảo vệ da. 

Da sẽ trở nên mỏng hơn và các nếp nhăn tĩnh sẽ phát triển hơn
Da sẽ trở nên mỏng hơn và các nếp nhăn tĩnh sẽ phát triển hơn

Giai đoạn lão hóa nhanh (43 – 47 tuổi)

Các nếp nhăn và đốm đồi mồi tăng, tông màu da tối dần và kết cấu da thay đổi. Có nhiều vết nám và tàn nhang hơn, độ vàng của da tăng lên, nước da sẫm màu. Tuy nhiên, sự tiết bã nhờn giảm.

Nhìn chung, giai đoạn lão hóa nhanh là giai đoạn quan trọng, dẫn đến sự thay đổi ở nhiều thông số trên da. Phụ nữ trong thời kỳ này có thể phải đối mặt với các vấn đề như da nhiều sắc tố hơn, da ít dầu và khô hơn. 

Da bị chùng nhão quanh phần mắt và có quầng thâm mắt dưới
Da bị chùng nhão quanh phần mắt và có quầng thâm mắt dưới

Giai đoạn lão hóa ổn định (48 – 60 tuổi)

Ở giai đoạn này, làn da của phụ nữ có nhiều nếp nhăn và vết thâm nhất. Kết cấu da kém, độ đàn hồi thấp, độ nhám cao, nhiều mụn đầu đen và lỗ chân lông nhất. Da có hàm lượng melanin và độ bóng cao hơn đáng kể. Da ngày càng sậm màu và vàng hơn, lượng bã nhờn tiết ra ở mức thấp nhất.

Phụ nữ trong giai đoạn lão hóa ổn định gặp phải các vấn đề lão hóa da nghiêm trọng nhất, da khô và ít nhờn.

Đây là giai đoạn mà collagen và elastin gần như mất hết, các nếp nhăn nổi rất sâu và rõ trên trán và quanh mắt
Đây là giai đoạn mà collagen và elastin gần như mất hết, các nếp nhăn nổi rất sâu và rõ trên trán và quanh mắt

Nguyên nhân dẫn đến lão hoá da

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời: Khi bạn không có những biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, các tia cực tím sẽ làm hỏng DNA trong da và gây ra các nếp nhăn trên mặt
  • Gen di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây lão hoá da mặt. Hội chứng này diễn ra ở trẻ nhỏ và trẻ tuổi dậy thì với các dấu hiệu như: nhăn nheo, chân tay gầy gò, teo da, nổi gân
  • Một số yếu tố về thói quen khiến da bị lão hóa như: chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, cách chăm sóc da, dùng chất kích thích như rượu bia, cafe,… Chính vì vậy sống khoẻ cũng là một trong những cách chăm sóc da mặt chống lão hoá hiệu quả.

Giải pháp phòng chống lão hoá cho từng giai đoạn

Dựa trên sự thay đổi của da ở từng giai đoạn lão hoá và các nguyên nhân dẫn đến lão hoá, chúng ta có thể chủ động lựa chọn giải pháp phòng chống và cải thiện lão hoá hiệu quả cho từng giai đoạn.

Giai đoạn hiệu quả nhất để bắt đầu phòng chống lão hóa

Giai đoạn tích lũy âm thầm (18 – 30 tuổi) là thời điểm tốt nhất để phòng chống lão hoá cũng như làm chậm tiến trình diễn ra của những giai đoạn tiếp theo. Theo cơ chế tự nhiên, da chưa có các biến đổi rõ rệt. Tuy nhiên, da không chỉ lão hoá tự nhiên (nguyên nhân nội sinh) mà còn chịu ảnh hưởng bởi nguyên nhân ngoại sinh (chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng, hút thuốc, giấc ngủ, căng thẳng và các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí và đặc biệt là bức xạ mặt trời).

Do đó, nếu không bảo vệ da và phòng chống lão hoá đúng cách, da có thể chuyển sang giai đoạn lão hoá tiếp theo trước độ tuổi trung bình ước tính.

Đầu tư vào các sản phẩm bôi thoa từ giai đoạn đầu không chỉ giúp phòng chống lão hoá tốt mà còn tiết kiệm chi phí cải thiện lão hoá cho các giai đoạn sau. Sau tuổi 30, lão hoá không chỉ biểu hiện trên bề mặt da mà là sự thay đổi, dịch chuyển kết cấu xương, mô đệm và các lớp da (đặc biệt là lớp trung bì, nơi chứa collagen và elastin). Nếu lúc này mới bắt đầu chống lão hoá thì các sản phẩm bôi thoa chỉ hỗ trợ được một phần. Phần lớn, da cần được can thiệp các thủ thuật xâm lấn và thẩm mỹ để cải thiện lão hoá.

Các phương pháp xâm lấn phổ biến có thể kể đến như laser giúp tái tạo biểu bì và kích thích tăng sinh hệ thống collagen, elastin phía dưới trung bì, filler giúp lấp đầy các vùng mất thể tích và nếp gấp, đồng thời thay thế khối lượng mô mềm bị mất đi, phương pháp cấy huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP), liệu pháp thay thế hormone… 

Phẫu thuật thẩm mỹ thường được thực hiện khi da đã có nhiều thay đổi về cấu trúc xương, mô mềm, sự suy yếu của các lớp da từ trung bì trở xuống. Các phương pháp thường được ứng dụng như căng da và nâng cơ mặt, cấy mỡ tự thân (đặc biệt là vùng mắt và thái dương), xoá nếp nhăn, chỉnh sụp mí…

Các hoạt chất bôi thoa giúp phòng chống và cải thiện lão hoá da hiệu quả ở giai đoạn đầu

  • Nhóm chất chống oxy hoá: Vitamin C, Peptide, các enzym chống oxy hóa như Superoxide Dismutase, Catalase, Glutathione Peroxidase, Coenzyme Q10, Vitamin E…
  • Nhóm chất tăng sinh collagen và elastin: Đồng peptide, Nhóm Retinoids (Retinyl palmitate, Retinol, Retinal, Tretinoin), Vitamin C..
  • Nhóm chất giúp axit hoá lớp sừng: Axit Lactobionic, AHA, BHA, PHA…
  • Nhóm chất duy trì độ ẩm cho da: Ectoin, Hyaluronic Acid, Vitamin B5…
  • Nhóm chất ngăn ngừa tổn thương cho da: các thành phần chống nắng (Titanium Dioxide, Zinc Oxide, Avobenzone, Oxybenzone, Octisalate), Ectoin…

    Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *