Hiện nay, nhiều phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có chứa hàm lượng Corticoid cao nhằm loại bỏ tàn nhang, tăng độ sáng cho da. Tuy nhiên, thói quen này làm cho da ngày càng bị nhiễm corticoid, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng cấu trúc của da.
Vậy tình trạng này thực chất là gì và khi da bị nhiễm corticoid phải điều trị như thế nào để da phục hồi nhanh nhất? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây của Anh Khuê Beauty Clinic nhé!
Da bị nhiễm corticoid do sử dụng kem trộn là gì?
Corticoid là một loại hormone steroid được sản xuất ở vỏ thượng thận, ngoài công dụng như một loại thuốc uống hay thuốc tiêm, Corticoid còn bào chế được dưới dạng kem thoa hoặc thuốc mỡ và được sử dụng nhiều trong chuyên khoa da liễu.
Hiện nay, những sản phẩm có chứa Corticoid thường được bán rộng rãi trên thị trường, bất cứ ai cũng có thể mua về và sử dụng với những mục đích khác nhau.
Da bị nhiễm Corticoid là tình trạng da bị tổn thương do tích tụ một hàm lượng Corticoid trong thời gian dài khi bệnh nhân sử dụng các loại kem này bôi trực tiếp lên da. Biểu hiện hay gặp của da nhiễm Corticoid là mất đi hàng rào bảo vệ da, giãn mạch máu gây xung huyết, da đỏ, nóng, nhiều mụn nhỏ li ti.
>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticoid và cách điều trị chuẩn y khoa
Da nhiễm Corticoid thường liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc có chứa corticoid như thuốc rượu, kem trộn… trộn nhiều các loại hóa chất như kháng sinh, kháng viêm, Corticoid, Aspirin, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin PP, không theo công thức cụ thể, sản xuất trong môi trường thiếu vệ sinh.
Biểu hiện trên da khi nhiễm corticoid
Da nhiễm Corticoid có thể xuất hiện những triệu chứng theo từng mức độ khác nhau:
- Thường xuất hiện ở bệnh nhân mới sử dụng mỹ phẩm chứa Corticoid trong thời gian ngắn, mức độ, liều lượng thấp. Khi này, da chỉ bị tổn thương nhẹ và các triệu chứng không quá nghiêm trọng, thường có cảm giác ngứa râm ran, bề mặt da có thể sần sùi nhẹ.
- Giai đoạn viêm da cấp tính kèm theo một số triệu chứng như xuất hiện mụn nước như bị bỏng da, khi mụn nước này vỡ sẽ có thể gây đau và nhiễm trùng.
- Các tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hệ mao mạch dưới da khiến da luôn có cảm giác nóng ran như kiến bò, vô cùng khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Da tăng tiết nhờn, xuất hiện nhiều mụn, kích thước lớn, đồng thời da nóng rát khó chịu.
- Tổn thương ở da ở mức nghiêm trọng nhất: Da đỏ và luôn có cảm giác châm chích, đau rát, trở nên khô hơn và đóng vảy, có thể bong tróc thành từng mảng.
Các hồi phục da bị nhiễm corticoid
Hạn chế tần suất sử dụng corticoid
Hãy giãn cách từ từ thời gian sử dụng sản phẩm có chứa Corticoid để da dần thích nghi với việc không sử dụng Corticoid, từ đó giúp da dần khỏe mạnh hơn.
Khi đột ngột ngừng sử dụng, làn da sẽ ồ ạt xuất hiện các vết nám, mụn li ti, mụn mủ,… gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Lúc này, bệnh nhân nên giãn dần thời gian sử dụng cho đến khi không dùng nữa
Làm sạch da mặt
Làm sạch da loại bỏ bụi bẩn, dầu trong lỗ chân lông, giúp da mặt sạch sẽ.
Tuy nhiên, làn da lúc nhiễm Corticoid thường rất yếu và nhạy cảm, vì thế không nên rửa mặt quá nhiều lần, cũng như sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn. Trong trường hợp da bị tổn thương quá nặng, bệnh nhân chỉ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt nhẹ nhàng.
Dưỡng da
Nếu da đang bị khô, bong tróc thì sử dụng dưỡng ẩm da là việc cần thiết. Thoa kem dưỡng ẩm từ 2 – 3 lần/ngày, nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc chuyên biệt cho da nhạy cảm, hạn chế hương liệu và chất tạo mùi. Tùy vào vùng da cần dưỡng như mặt, thân mình, tay chân mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như thuốc kháng viêm giúp cải thiện các triệu chứng trên da, các thuốc kháng Histamin, kháng sinh dự phòng và điều trị nhiễm trùng đi kèm, thuốc điều trị nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng.
Liệu pháp chăm sóc da
Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp hiện đại tại bệnh viện chuyên khoa như liệu pháp tiêm vi điểm, sử dụng các loại Vitamin có tính chống oxy hóa Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B2… thoa các chế phẩm tế bào gốc, dưỡng ẩm da… với mục đích nhằm giúp làn da phục hồi nhanh chóng hơn.
Chăm sóc da đúng cách tại nhà
- Dùng nước sạch hoặc các sản phẩm làm sạch da không có chất gây kích ứng. Cần thực hiện vệ sinh da mỗi ngày và đều đặn. Có thể chườm đá hoặc khăn mát để làm dịu da.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Menthol, Camphor, Sodium lauryl sulfate…
- Nếu đang dùng một sản phẩm nào đó mà trên da có dấu hiệu như khô, cảm giác châm chích, đau rát, da ngứa, bong vảy thì nên ngừng càng sớm càng tốt.
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm trên da có tính tẩy rửa mạnh, đồng thời lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, lành tính, không có hương liệu và dịu nhẹ với làn da.
- Không nên trang điểm hoặc sử dụng mỹ phẩm nào khi da đang bị tổn thương. Nếu bắt buộc phải trang điểm, nên lựa chọn những sản phẩm trang điểm dạng lỏng.
- Không nên chạm tay vào những vùng da đang bị kích ứng. Tránh chà xát để hạn chế tổn thương da ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Không dùng tay sờ vào vùng bị tổn thương, không gãi, không tự bóc da, không nặn mụn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Uống nước ép trái cây, sinh tố, ăn nhiều rau xanh, đồng thời uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da.
- Kiêng các món nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, cay nóng, chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc môi trường quá nóng, quá lạnh và khô, ô nhiễm, khói bụi và nấm mốc
- Che chắn làn da cẩn thận, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Tránh căng thẳng, lo âu, giữ tinh thần thoải mái thì tình trạng da nhiễm Corticoid có thể cải thiện nhanh hơn.