Nhiều người có thói quen dùng tay nặn mụn, đôi khi còn bị “nghiện” do khi bạn nặn mụn, não bộ sẽ giải phóng dopamine – một hormon vui vẻ, khiến bạn cảm thấy thoải mái, phấn khích và kích thích bạn duy trì thói quen dùng tay nặn mụn tai hại. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, việc dùng tay nặn mụn rất nguy hiểm cho da, chẳng những không giúp cải thiện tình trạng mụn của bạn mà còn khiến mụn ngày càng trầm trọng thêm.
Dùng tay, vật sắc nhọn hoặc dụng cụ chưa được vệ sinh kỹ, tự ý nặn mụn tại nhà thiếu kỹ thuật, nặn những vết mụn chưa già sẽ gây tổn thương vùng da. Nặn lên vết mụn sẽ gây tổn thương và làm các vi khuẩn trên tay, dụng cụ dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm và tạo nên nhân mụn khác.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Anh Khue Beauty Clinic để tìm hiểu về các tác hại khôn lường của việc tự ý nặn mụn tại nhà nhé!
Nặn mụn là nguyên nhân gây mụn
Mụn xuất hiện khiến bạn khó chịu, muốn tống khứ nó đi càng nhanh càng tốt. Nếu chúng ta nặn mụn một cách bừa bãi, không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng khiến mụn không những không hết mà còn nổi nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi ép nặn mụn, chúng ta vô tình đẩy bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn thâm nhập vào sâu hơn trong nang lông, dưới bề mặt da, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và gây bít tắc, viêm nhiễm, thậm chí có thể dị ứng và nhiễm trùng da. Do đó, thói quen tự nặn mụn tại nhà không đảm bảo vệ sinh khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Đau
Một trong những lý do bạn không nên tự nặn mụn tại nhà là sự đau đớn mà bạn phải chịu đựng. Vì mụn có thể mọc ở những chỗ rất nhạy cảm, khó nặn, nhiều dây thần kinh, nếu bạn cố gắng nặn có thể phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp.
Thay vì gây đau cho bản thân bạn nên sử dụng một số phương pháp khác để cải thiện tình trạng mụn. Không nên phá hoại bề mặt da của bạn mà hãy chắc chắn rằng bạn làm giảm viêm nhiễm với các loại kem nhẹ nhàng.
Để lại sẹo rỗ, sẹo lõm
Ngoài các tác hại như hình thành nốt mụn sưng tấy và đóng vảy, nặn mụn có thể khiến làn da bị sẹo. Mỗi khi làn da bị tổn thương, có khả năng khi da lành lại, mô sẽ bị mất đi, tổn thương da càng lớn thì khả năng mất mô càng lớn.
Sẹo lõm, sẹo rỗ là do nặn mụn sai cách mà nhiều người dễ mắc phải. Khi liên tục nặn mụn vô tội vạ, các nốt mụn sẽ bị tổn thương gây viêm, nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc da dẫn đến sự đứt gãy các liên kết sợi collagen và elastin. Các cấu trúc tế bào không thể tái tạo kịp thời sẽ dần hình thành những vết sẹo lõm.
Da vùng mũi rất mỏng nên nếu bạn gây tổn thương cho da bằng những dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh thì sẽ tạo ra những vết thâm, rỗ, lõm trên da.
Ngay cả vết sẹo lõm không phát triển, các vết thâm vẫn hiện diện. Những đốm đen xuất hiện trên da, được gọi là chứng tăng sắc tố sau viêm. Việc nặn mụn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Vì thế, bạn có nhiều khả năng bị tăng sắc tố sau viêm khi mụn lành lại.
Ảnh hưởng dây thần kinh
Ở mũi và miệng có rất nhiều dây thần kinh trung ương tác động đến nhiều giác quan của bạn. Việc nặn mụn gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi da bị ép và đẩy mụn lên, ép lượng dầu ở vùng da quanh mụn làm tăng khả năng lan vi khuẩn sang các vùng khác.
Khiến mụn bị viêm nhiễm nặng hơn
Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc tự ý nặn mụn tại nhà không đảm bảo quy trình, vệ sinh là sẽ hình thành một lớp màng bao quanh vùng nhiễm trùng ở lớp hạ bì, tạo ra cục mềm, chứa đầy chất lỏng. Tình trạng này xuất hiện khiến bạn phải đến gặp bác sĩ da liễu để chữa trị nếu không muốn da mặt bị mụn viêm tàn phá.
Để lại vết thâm
Thâm mụn là tình trạng phổ biến nếu bạn thường tự ý nặn mụn. Khi dùng tay tạo một lực mạnh để nặn mụn, lớp tế bào và cấu trúc trên da rất dễ bị tổn thương. Từ đó để lại các vết thâm trên da. Tình trạng này được gọi là tăng sắc tố sau viêm. Người bị thâm mụn sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của da, khiến bề mặt da trở nên thô ráp, sẫm màu và kém sức sống. Do đó, nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách sẽ dễ khiến da tăng sắc tố, gây ra tình trạng thâm sạm trên da.
Tình trạng này gọi là tăng sắc tố sau viêm, xảy ra khi vùng da tối phát triển trên bề mặt của một nốt mụn đã lành. Người với da sẫm màu thường gặp vấn đề này với mức độ nghiêm trọng hơn. Tăng sắc tố có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để phai dần và hạn chế nặn mụn không phải lúc nào cũng khiến tình trạng này giảm. Tuy nhiên, khả năng bị thâm trên da ít hơn khi bạn không nặn mụn và để chúng tự lành.
Để không phải mắc phải những hậu quả khôn lường của việc tự ý nặn mụn tại nhà, bạn nên điều trị mụn một cách khoa học và bài bản như là 1 bệnh lý về da. Đến thăm khám và điều trị tại phòng khám da liễu để được trực tiếp bác sĩ chuyên khoa da liễu tư vấn, lên phác đồ điều trị và sử dụng công nghệ cao khép kín, chuẩn y khoa, mang lại hiệu quả tối ưu, an toàn và tiết kiệm thời gian, chi phí.